Dia (vệ tinh)

Dia (/ˈdaɪ.ə/), được biết đến với cái tên Jupiter LIII, là vệ tinh dị hình thứ hai tính từ ngoài vào của Sao Mộc, chuyển động cùng chiều với sao Mộc. Từng tạm thời được biết đến với tên S/2000 J 11, nó được đặt cho cái tên Dia vào ngày 7 tháng 3 năm 2015.[3] Vệ tinh này được đặt tên theo Dia, con gái của Deioneus (hay Eioneus), vợ của Ixion. Theo Homer, Dia bị quyến rũ bởi Zeus trong hình hài một con ngựa đực; Pirithous là nguồn gốc của sự việc.Vệ tinh này là vệ tinh nhỏ duy nhất được biết đến trong nhóm vệ tinh Himalia.[4]Người ta cho rằng Dia có đường kính khoảng 4 km.[5] Nó có quỹ đạo quay xung quanh Sao Mộc với khoảng cách trung bình khoảng 12 triệu km trong 274 ngày, với độ nghiêng quỹ đạo là 28° (so với đường xích đạo của Sao Mộc), và có độ lệch tâm quỹ đạo là 0,21.[6]

Dia (vệ tinh)

Nơi khám phá Đài quan sát Mauna Kea
Góc cận điểm 178,0°
Bán trục lớn 12118000 km
Kinh độ điểm mọc 290,9°
Độ lệch tâm 0,211
Vệ tinh của Sao Mộc
Khám phá bởi Scott S. Sheppard
David C. Jewitt
Yanga R. Fernández
Eugene A. Magnier
Nhóm Nhóm Himalia
Phiên âm /ˈdaɪ.ə/[1]
Cấp sao biểu kiến 22,4
Độ nghiêng quỹ đạo 28,23°
Tính từ Dian /ˈdaɪ.ən/
Đặt tên theo Δῖα Dīa
Độ bất thường trung bình 169,9°
Tên chỉ định Jupiter LIII
Chu kỳ quỹ đạo +287,0 ngày
Đường kính trung bình 4 km
Tên thay thế S/2000 J 11
Ngày phát hiện 5 tháng 12 năm 2000
11 tháng 9 năm 2012 (khám phá lại)

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dia (vệ tinh) http://home.dtm.ciw.edu/users/sheppard/satellites/... http://www.cbat.eps.harvard.edu/iauc/07500/07555.h... http://www.ifa.hawaii.edu/~jewitt/papers/JSATS/SJ2... http://www.ifa.hawaii.edu/~jewitt/papers/JUPITER/J... http://www2.ess.ucla.edu/~jewitt/irregulars.html http://ssd.jpl.nasa.gov/?faq#A07 http://ssd.jpl.nasa.gov/?sat_elem http://www.minorplanetcenter.net/mpec/K12/K12R22.h... http://www.minorplanetcenter.org/mpec/K01/K01A29.h... //en.wikipedia.org/wiki/Carolyn_Porco